Vai trò của quần áo bảo hộ kho lạnh
Làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh như đường hô hấp, đường tiêu hóa và các bệnh ngoài da với nhiều mức độ khác nhau. Đây là những căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả công việc của người lao động. Chính vì vậy, quần áo bảo hộ kho lạnh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của người lao động.
Công nhân làm việc trong kho lạnh được giữ ấm khi mặc quần áo bảo hộ lao động. Bảo vệ họ khỏi những tác nhân bên ngoài môi trường, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho họ, giúp họ yên tâm và năng suất hơn trong công việc.
Quần áo bảo hộ kho lạnh phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Môi trường làm việc của kho lạnh khá khắc nghiệt nên quần áo bảo hộ lao động của công nhân làm việc tại đây phải đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn nhất định như sau:
- Khả năng cách nhiệt và giữ ấm: Đây là điều kiện đầu tiên mà quần áo bảo hộ kho lạnh phải có. Nhờ khả năng này, người lao động sẽ giữ được nhiệt độ cơ thể ấm áp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thiết kế kín đáo, che phủ tốt: Che kín cơ thể sẽ ngăn không cho hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể. Tai, cổ, mũi, miệng, vv phải được bịt kín.
- Vải không thấm nước: Trong điều kiện nhiệt độ thấp, mặc quần áo bảo hộ chống thấm nước có thể giữ nhiệt độ cơ thể ấm hơn. Đặc biệt là các sản phẩm hải sản tươi sống có thể tiếp xúc với nước.
Khi chọn quần áo bảo hộ kho lạnh cần chú ý những gì?
Ngoài những tiêu chuẩn và điều kiện trên, khi chọn quần áo bảo hộ cho kho lạnh nên chọn những màu tối. Chúng sẽ có khả năng giữ nhiệt tốt hơn và mang lại cảm giác ấm áp cho người mặc.
Tóm lại: Hãy chú ý đến chất lượng quần áo bảo hộ khi sử dụng kho lạnh để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp.
QUY CÁCH GIẶT ÁO KHO LẠNH
Hướng dẫn cách giặt áo kho lạnh bằng tay
- Giặt bằng nước ấm và hòa tan 1 lượng bột giặt trung tính vừa đủ ( không nên dùng bột giặt có tính tẩy mạnh, dễ làm hư áo)
- Cho áo vào ngâm khoảng 20 – 30 phút tuỳ độ bẩn của áo.
- Tiếp theo sử dụng bàn chải lông mềm để nhúng dung dịch bột giặt và chải đều trên lớp áo, chú ý chà kỹ những nơi có vết bẩn cứng đầu.
- Sau khi đã chà xong, bạn dùng tay vò nhẹ áo để giúp vết bẩn được tẩy sạch hơn.
- Xả lại với nước sạch nhiều lần cho đến khi không còn bọt. Khi vắt áo chú ý nhẹ tay, không vắt quá mạnh sẽ khiến áo dễ bị hỏng form.
- Cuối cùng, bạn mang áo phơi đem phơi nơi thoáng mát, tốt nhất lựa những bóng râm thoáng gió, tránh phơi áo phao dưới ánh nắng trực tiếp vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm hư bề mặt áo và lớp lông vũ. Tốt nhất bạn nên phơi áo khoảng 2 ngày, mỗi ngày 1 mặt để áo được khổ đều hơn.
Cách giặt áo kho lạnh bằng máy giặt
Bạn có thể giặt áo phao bằng máy giặt cửa trên hoặc máy giặt cửa trước đều được. Nhưng nếu bạn giặt máy giặt cửa trước thì càng tốt. Vì kết cấu lồng giặt xoay ngang sẽ không làm quần áo bị xoắn vào nhau và không gây biến dạng áo.
- Chuẩn bị sẵn nước ấm đổ đầy ¼ máy giặt và hoà tan một lượng bột giặt vừa đủ.
- Cho áo phao vào trong máy giặt đặt theo chiều ngang, hoặc nếu áo quá lớn bạn cũng có thể gấp lại.
- Cho một chiếc khăn lớn phủ lên bề mặt áo phao. Công dụng của việc đặt khăn này đó chính là làm tăng khả năng cọ xát khi lồng giặt quay, giúp loại bỏ những vết bẩn cứng đầu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Sau đó, bạn hãy khởi động để máy giặt tự hành và quay khoảng 5 phút. Tiếp theo mở nắp máy rồi lấy chiếc khăn lớn lúc nãy ra để vặt sạch nước rồi cho vào như cũ và quay tiếp. Bạn tuyệt đối không nên để chế độ vắt khi giặt áo vì sẽ làm hỏng áo.
- Cuối cùng lấy áo ra và phơi khô, Tốt nhất bạn nên dùng máy sấy quần áo chuyên dụng để sấy khô, lúc nào áo vừa được làm khô nhanh mà còn giữ form dáng đẹp như mới. Khi sử dụng máy sấy bạn có thể áp dụng theo mẹo cho vào vài quả bóng tennis sạch vào máy sấy để khả năng sấy khô hiệu quả hơn.